Phạm vi Dân ca, dân vũ Đông Anh

Khu vực lưu truyền dân ca, dân vũ Đông Anh (có 2 trong số 9 làng còn chưa rõ vị trí)

Chàng Cả đại vương là con trai của Cao Hoàng, một người gốc Trung Quốc, được Cao Hoàng giao cai trị vùng đất mà cho đến thời -Nguyễn là chín thôn xã: Viên Khê, Doãn Xá[ct 1], Xuân Lưu, Cáo Thôn[ct 2], Phúc Hậu, Phù Lưu, Viễn Dương, Mao Xá, Đại Nẫm thuộc ba tổng Tuyên Hóa, Quảng Chiếu[ct 3], Thanh Khê[4], nay thuộc các xã Đông Khê, Đông Thịnh, Đông Minh, thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn và xã Đông Tân, thành phố Thanh Hóa.

Vào cuối thời Nguyễn (đầu thế kỉ 20), các thôn xã nêu trên chủ yếu thuộc tổng Tuyên Hóa (đầu thời Nguyễn là một phần tổng Lê Nguyễn), trừ Phù Lưu thuộc tổng Quảng Chiếu, Mao Xá thuộc tổng Thanh Khê và Viễn Dương chưa xác định rõ thuộc tổng nào. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), tổng Tuyên Hóa được đổi thành xã Tuyên Hóa và đến năm 1948, xã Tuyên Hóa được đổi thành xã Đông Anh, huyện Đông Sơn. Tên gọi dân ca Đông Anh được lấy theo tên xã Đông Anh. Đến cuối năm 1953, xã Đông Anh được chia thành các xã Đông Anh (mới), Đông Xuân, Đông Thịnh. Trong số đó, toàn bộ bốn làng của xã Đông Xuân (gồm Xuân Lưu, Cáo Thôn, Phúc Hậu và Doãn Xá - nay là Nhuệ Sâm) thuộc chín thôn xã từng lưu truyền dân ca Đông Anh (hiện nay các làng này là các khu phố thuộc thị trấn Rừng Thông). Tuy nhiên, đến cuối thế kỉ 20, chỉ có làng Viên Khê thuộc xã Đông Anh bảo tồn được những điệu dân ca, dân vũ này.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dân ca, dân vũ Đông Anh http://www.youtube.com/watch?v=U9HLsXiwPr0 http://www.baodatviet.vn/Home/congdongviet/Hoi-sin... http://baothanhhoa.vn/news/18807.bth http://baothanhhoa.vn/news/28686.bth http://baothanhhoa.vn/news/59210.bth http://thanhtra.com.vn/tabid/77/newsid/49839/temid... http://dch.gov.vn/Upload/files/QD3421.pdf http://hocvienamnhachue.vn/viennghiencuu/main/Danh... http://www.vae.org.vn/News_print.asp?id=2497 http://www.vae.org.vn/News_print.asp?id=3976